Kinh nghiệm lắp thang máy gia đình gia chủ nên nằm lòng

kinh-nghiem-lap-thang-may-gia-dinh-1

Trước khi bên đơn vị thiết kế kiến trúc, thiết kế xây dựng hoàn thành bản vẽ thì chủ nhà cần phải xác đinh là sẽ dùng loại thang nào, do đơn vị nào cung cấp. Từ đó chủ đầu tư sẽ yêu cầu công ty bán thang máy cung cấp bản vẽ thiết kế thang máy gia đình chi tiết cho để bên kiến trúc áp vào bản vẽ thi công của ngôi nhà sau này. Sau đây là một số kinh nghiệm lắp thang máy gia đình bạn cần tham khảo để hiểu biết rõ ràng, tránh các vẫn đề phát sinh.

Kinh nghiệm lắp thang máy gia đình cột bê tông xây tường gạch loại 350kg

Thiết kế mặt cắt ngang hố thang máy

Thông số kích thước thang máy gia đình loại tải trọng 350kg (5 người):

  • Kích thước thông thủy hố thang: 1500mm x 1500mm
  • Hố thang phủ bì rộng (chưa bao gồm lớp vữa trát bên ngoài): 1900mm x 1900mm
  • Cabin: 1100mm x 1000m. Diện tích cabin là 1.1 m2, có thể tải được 5 người mỗi lượt.
  • Cửa thang rộng: 700mm

Kích thước trên là kích thước tiêu chuẩn và với loại thang máy cabin sản xuất trong nước thì có thể điều chỉnh rộng hơn hoặc bé hơn một chút vẫn có thể sản xuất và lắp đặt được.

Kinh nghiệm lắp mặt cắt dọc cho thang máy gia đình

Tư vấn khi thi công dọc hố thang:

  1. Hố Pit phả đủ chiều sâu, tiêu chuẩn là 1000 nhưng hiện Công ty Thang máy Vinalift mới giới thiệu dòng thang máy gia đình hố pit nông nhất chỉ từ 55cm.
  2. Hố pit phải đảm bảo chống thấm.
  3. Làm đà linteau 3 mặt hố (hai mặt bên hông và mặt đáy) tại vị trí đúng giữa các tầng. Tác dụng của đà linteau này là dùng để bắt cố định rail dẫn hướng.
  4. Làm đà linteau cửa thang – nơi dùng để bắt treo cửa thang. Dầm này ở cách mặt sàn khoảng 2300mm
  5. Đảm bảo chiều cao OH. OH là chiều từ tính từ sàn cuối cùng đến sàn phòng kỹ thuật của thang. OH tối thiểu 3500mm.
  6. Làm móc treo pa lăng trên nóc phòng máy. Móc này không dùng để vận hành thang mà chỉ dùng để phục vụ cho quá trình lắp đặt và công tác sửa chữa sau này.
Kinh nghiệm lắp mặt cắt dọc cho thang máy gia đình
Tư vấn khi thi công dọc hố thang

>> Xem thêm: Báo giá thang máy gia đình 3 tầng theo tải trọng mới nhất

Thiết kế mặt cắt sàn phòng thang máy

Khi thi công sàn phòng máy cần lưu ý những điểm sau:

  1. Làm dầm bê tông khóa 4 mặt hố thang trước khi đổ sàn phòng máy. Đây chính là dầm chịu lự của toàn bộ hệ thống thang máy chính vì thế không được sai sót.
  2. Làm các lỗ chừa trên sàn phòng máy, qua trọng nhất là lỗ có kích thước 200mm x 200mm là nơi xỏ cáp đối trọng quan, lỗ 700mm x 700mm là nơi kéo các thiết bị như máy kéo, tủ điều khiển lên phòng máy và cũng là vị trí để xỏ cáp xuống cabin.
  3. Làm cửa để ra vào phòng máy
  4. Sàn phòng máy không cần đổ dày, độ dày của sàn chỉ cần bằng chiều dầy của các sàn khác của ngôi nhà (khoảng 120mm).
  5. Làm hệ thống thông gió, thoát nhiệt cho phòng máy nhưng vẫn đảm bảo ngăn nước mưa xâm nhập.

Thiết kế cửa thang

Một số lưu ý khi xây dựng phần cửa của hố thang:

  1. Để lỗ chừa trống tại vị trí đặt bảng gọi thang với kích thước là rộng 100mm và cao 400m, âm vào tường khoảng 100mm, cách mặt sàn 1100mm.
  2. Phần chừa trống để lắp cửa bao giờ cũng phải rộng hơn kích thước cửa thang khoảng 300mm. Ví dụ theo thiết kế thang máy gia đình thì cửa thang tiêu chuẩn là 700mm vậy khi xây dựng phải trừ trống là 1000mm.
Một số lưu ý khi xây dựng phần cửa của hố thang:
Một số lưu ý khi xây dựng phần cửa của hố thang

Kinh nghiệm lắp thang máy gia đình khung thép

Giải pháp này được áp dụng cho những công trình bị giới hạn diện tích, cần tiến độ thi công nhanh, đặc biệt là thang máy kính.

Như thiết kế mặt cắt ngang này có thể thấy khi dựng khung thép, kích thước phủ bì của thang máy có thể tiết kiệm tới 30cm mỗi chiều so với cách dựng cột 200mmx200mm phía trên.

Với công trình, thang máy đặt giữa thang bộ thì thang máy kính là giải pháp hợp lý nhất, khi đó lại càng nên chọn cách làm hố thang bằng thép.

Trên đây là một số kinh nghiệm lắp thang máy gia đình quý khách có thể tham khảo. Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế thang máy gia đình. xin vui lòng liên hệ chúng tôi theo Hotline để nhận tư vấn kỹ càng.