Quạt thông gió thang máy được nhiều chủ đầu tư lựa chọn lắp đặt thêm cho thang để đảm bảo trải nghiệm di chuyển thoải mái nhất khi sử dụng. Vậy cấu tạo của quạt thông gió ra sao, nguyên lý hoạt động và tiêu chuẩn lắp đặt bộ phận này trong cabin thang máy là gì? Hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để tìm hiểu 7 nội dung quan trọng nhất về quạt thông gió cabin.
Quạt thông gió cabin thang máy là gì?
Quạt cabin thang máy được lắp đặt ẩn phía trên trần cabin đối với dòng thang máy cabin, nhằm mục đích lưu thông không khí giữa bên ngoài và bên trong buồng di chuyển. Năng lượng để duy trì hoạt động của bộ phận này chính là từ hệ thống điện của thang máy.
Đối với thang máy sẽ có 2 dòng quạt là quạt hút và quạt thổi. Quạt hút giúp đối lưu không khí một cách tự nhiên thông qua quạt và các khe gió (ventilation) được bố trí trên cửa. Quạt thổi là quạt được tích hợp ở trên sàn thang (vách bảng điều khiển) có tác dụng cưỡng bức tạo gió, tức là thổi gió trực tiếp vào người sử dụng thang. Sự khác biệt cơ bản của quạt thông gió cabin thang máy với thang máy sàn nâng đó là:
- Thang cabin được trang bị quạt thổi trên trần cabin.
- Thang sàn nâng: Các dòng truyền thống như Kosmos K70, Kosmos K60: bao gồm quạt hút ở trên trần thang. Dòng thang cao cấp Kosmos K90 được tích hợp cả quạt hút và quạt thổi.
Với thang máy có cabin không bắt buộc chủ sở hữu phải lắp đặt quạt cabin thang máy, tuy nhiên nếu không có chúng thì hành khách di chuyển sẽ cảm thấy bí bách, khó thở bởi sự ngột ngạt trong không gian kín. Vì vậy, chủ đầu tư cũng như các gia đình nên lắp đặt thiết bị này để làm mát khu vực cabin, không chỉ giúp người dùng thoải mái hơn mà các linh kiện điện tử cũng được làm mát và duy trì hiệu suất lâu bền hơn. Ngoài ra còn có một vài ưu điểm nữa quạt thông gió mang lại được đề cập tới ở phần tiếp theo đây.
>> Có thể bạn quan tâm: Phân loại thang máy phổ biến trên thị trường hiện nay
Tại sao cần lắp đặt quạt cabin thang máy?
Những đặc điểm sau đây của quạt cabin thang máy sẽ giúp người dùng cũng như chủ đầu tư hiểu thêm sự cần thiết của bộ phận này khi sử dụng:
- Hỗ trợ lưu thông không khí, hạn chế cảm giác bí bách: Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, cửa thang máy sẽ phải đóng lại khi thiết bị vận hành. Điều này khiến không gian trong buồng cabin trở nên kín gió và có thể làm cho người di chuyển bên trong cảm thấy khó chịu vì thiếu dưỡng khí, dẫn đến chóng mặt. Đặc biệt, đối với những gia đình có người lớn tuổi, trẻ em hay thành viên mắc các bệnh về huyết áp, hô hấp hay tim mạch, việc di chuyển trong thang máy có quạt lưu thông gió sẽ giảm thiểu những rủi ro không mong muốn.
- Tăng sự thoải mái, dễ chịu cho người sử dụng thang: Lắp đặt quạt thông gió trong cabin tạo điều kiện cho không khí lưu thông, cân bằng lượng O2 và CO2 đảm bảo người đi thang nhận làn gió thoáng mát, hít thở thoải mái. Đặc biệt, trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam thì sử dụng quạt gió lại càng trở nên cần thiết.
- Duy trì độ bền cho thiết bị: Các linh kiện, động cơ điện tử của thang máy trong quá trình vận hành sẽ sản sinh ra nhiệt và nóng lên. Cùng với đó là thời tiết ở Việt nam nóng, mưa nhiều và cả nồng ẩm nữa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tuổi thọ của thang máy. Vì vậy, bộ phận quạt thông gió còn giúp điều hoà nhiệt độ trong thang cũng như giữ môi trường vận hành của thang khô ráo, thoáng khí. Từ đó, gia tăng độ bền cho thiết bị và tiết kiệm các khoản phí hao tổn vật liệu.
- An toàn cho người dùng trong điều kiện thang máy mất điện đột ngột: Khi thang máy bị mất điện thì quạt sẽ chuyển sang tận dụng hệ thống điện dự phòng để tiếp tục duy trì đối lưu không khí giúp người di chuyển ở bên trong cabin không bị ngạt khí trong lúc đợi đội cứu hộ đến hỗ trợ.
- Tiết kiệm chi phí điều hòa: Giống như quạt thông gió, điều hoà cũng là một bộ phận được nhiều chủ đầu tư lựa chọn lắp đặt cho thang máy để làm mát không khí nhanh hơn. Tuy nhiên, điều hoà là thiết bị phức tạp và tiêu tốn mức điện năng để vận hành cao hơn quạt thang máy. Quạt thông gió sẽ là lựa chọn lý tưởng cho thang máy vì giảm thiểu các chi phí chọn mua, lắp đặt, tiền điện, bảo hành, bảo dưỡng điều hòa thang máy.
Nguyên lý hoạt động của quạt thông gió thang máy
quạt cabin thang máy hoạt động trên nguyên lý đối lưu không khí. Theo đó, sau khi cửa thang đóng lại, hệ thống điện của thang máy sẽ kích hoạt quạt thông gió hoạt động lưu chuyển gió từ bên ngoài vào trong cùng với đó là làm mát không khí, mang lại luồng gió tươi mới giảm bớt cảm giảm bí bức trong không gian kín.
Ví trí lắp quạt thông gió là ở ẩn phía trên trần cabin với bộ điều khiển thang máy, vì vậy luồng gió sẽ được truyền xuống dưới và tản đều ra toàn khu vực trong buồng di chuyển. Tuỳ thuộc vào thể tích của cabin mà công suất của quạt thông gió có thể sẽ cần nhiều hơn để đảm bảo làm mát được không gian.
Trong trường hợp thang máy bị mất điện thì quạt cabin thang máy sẽ vẫn hoạt động nhờ vào nguồn điện dự trữ của thang để giúp người dùng bên trong cabin vẫn có đủ lượng ôxi từ bên ngoài để hô hấp ổn định và không bị ngạt khí CO2 cho tới khi có hỗ trợ viên đến giải cứu.
Đối với thang máy, khi mất điện thì quạt thông gió sẽ ngừng chạy. Tuy nhiên người dùng có thể hoàn toàn yên tâm vì thang máy lúc này được vận hành nhờ nguồn điện dự phòng từ ắc quy và sẽ ưu tiên cho trường hợp cứu hộ là thực hiện điều khiển thang về tầng thấp hơn gần nhất, mở cửa để người bên thoát ra vì vậy sẽ không có ai bị kẹt bên trong thang máy.
Trên đây chúng tôi đã gửi đến bạn 3 vấn đề quan trọng về quạt thông gió thang máy. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Hotline để nhận tư vấn kỹ càng.